CHA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIẢM NGUY CƠ MẮC TẬT KHÚC XẠ Ở TRẺ

CHA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIẢM NGUY CƠ MẮC TẬT KHÚC XẠ Ở TRẺ

Ngày nay nhịp sống hiện đại, con người tiếp xúc với các phương tiện điện tử thường xuyên dẫn đến mỏi mắt, cận thị, giảm thị lực….Theo Viện Nhãn Khoa Hoa Kỳ, ước tính đến năm 2050 sẽ có khoảng hơn 4 tỷ người, chiếm 48,8% dân số bị cận thị. Nghiêm trọng hơn tỷ lệ cận thị cao dẫn đến thoái hóa bán phần sau nhãn cầu chiếm đến gần 25% trong số này.

Theo thống kê của tổng cục thống kê, đến năm 2016 nước ta có khoảng 35% dân số bị cận thị. Nghiên trọng hơn, số trẻ em bị cận thị ngày một tăng cao. Nguyên nhân do ngồi sai tư thế, tiếp xúc nhiều với máy tính, công nghệ, di truyền…

Tại thành phố, cá biệt với một số trường chuyên, lớp cuối cấp, thì cứ 10 em học sinh thì có tới 7 em phải đeo kính, tỷ lệ chiếm 70%. Tỷ lệ này với trẻ em ở các lớp thường chỉ từ 30% – 40%, ở nông thông chỉ từ 10% – 15%.

Nguyên nhân gây tật khúc xạ ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị tật khúc xạ. Nguyên nhân phổ biến nhất do trẻ nhìn quá gần khiến việc điều tiết của mắt có vấn đề. Thứ hai là không gian học tập của bé thiếu ánh sáng, có ánh sáng xanh khiến mắt bé thường xuyên phải điều tiết quá độ dẫn đến bị tật khúc xạ.

Tất cả các thiết bị điện tử như máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại đều phát ra ánh sáng xanh. Đây là loại ánh sáng gần giống với tia cực tím. Tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh sẽ gây hại cho mắt theo độ tuổi. Vì thế cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, tivi…để bảo vệ sức khỏe mắt con bé.

Xem: Tác hại của smart phone đối với mắt

Nguyên nhân chính yếu thứ hai do chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu các chất cần thiết như vitamin A, Omega3. Nguyên nhân cuối cùng là do yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền. Với cha mẹ bị cận khoảng dưới 4 diop thì khả năng di truyền cho con cái khoảng dưới 10%, tuy nhiên cha mẹ cận từ 6 diop trở lên khả năng di truyền lên tới trên 90%.

Ngoài những nguyên nhân trên, tật nhược thị cũng đang ngày càng ảnh hưởng tới khả năng thị lực của trẻ. Tật nhược thị hay còn gọi là ” mắt lười” là thông tin truyền tới não từ một trong hai mắt bị loại bỏ, con mắt đó sẽ dần dần suy yếu do không được hoạt động liên tục. 

Theo như thống kê, có khoảng 6% số trẻ mẫu giáo bị nhược thị. Tình trạng này rất khó nhận biết, chỉ khi được các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện mắt khám trên thiết bị đặc biệt mới có thể phát hiện. Vì thế nên đưa trẻ đi khám ít nhất một lần khi lên 5 và hàng năm một lần định kỳ để xác định tình trạng sức khỏe mắt của bé.

Nếu trẻ có một trong số những biểu hiện như thường xuyên nheo mắt, vẹo cổ nghiêng đầu khi nhìn, không nhìn rõ chữ viết trên bảng hoặc ngồi học sát với mép vở, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay. Ngoài ra việc điều tiết của mắt trẻ bị rối loạn thường dẫn đến tình trạng đau đầu, nhức mắt, chảy nước mắt…. Vì thế thường xuyên để ý đến các biểu hiện của con trẻ để kịp thời đưa trẻ đi khám tránh các bệnh về tật khúc xạ sau này.

Xem thêm: Cận thị trẻ em và những điều cần biết

Hạn chế nguy cơ mắc tật khúc xạ ở trẻ:

– Điều chính tư thế ngồi học đúng cho trẻ. Phần thân và đầu cần giữ thẳng hai vai hơi mở ra phía sau, chân vuông góc với mặt sàn, cẳng tay vuông góc với mặt bàn, cổ tay song song với mặt đất. Khoảng cách từ mắt đến bàn là khoảng 30 cm.

– Thiết kế bàn phù hợp với chiều cao của trẻ. Không để trẻ phải gù lưng hoặc ngồi nhướn.

– Không gian học tập và sinh hoạt hợp lý, nên hạn chế dùng ánh sáng nhân tạo, bàn học nên hướng ra cửa sổ.

– Khoảng cách xem tivi tối thiểu là 4m, không xem tivi quá 2 tiếng một ngày, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

– Không để mắt trẻ làm việc liên tục trong khoảng thời gian dài, cứ khoảng ba mươi phút hoặc một giờ, nên cho trẻ nghỉ ngơi, thư giãn mắt.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Biên tập TTT

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN

  • Ưu đãi tuần này!!!